Khám phá kích thước các loại bếp từ có trên thị trường hiện nay

Khám phá kích thước các loại bếp từ có trên thị trường hiện nay

Bếp từ đơn, bếp từ đôi kích thước như thế nào thì phù hợp với không gian bếp? Mời bạn cùng Comfee tìm hiểu tổng hợp kích thước bếp từ ở bài viết này nhé.

06.04.2025

Bếp điện từ là thiết bị gia dụng hiện đại sử dụng nguồn điện để hỗ trợ người dùng nấu nướng nhanh chóng hơn. Việc xem xét đến kích thước thiết bị khi chọn mua và lắp đặt là điều quan trọng. Vậy bếp từ đơn, bếp từ đôi kích thước như thế nào là phù hợp với không gian bếp? Mời bạn cùng Comfee tìm hiểu các kích thước bếp từ phổ biến hiện nay ở nội dung sau đây nhé.

1. Kích thước các loại bếp từ có trên thị trường

1.1. Kích thước bếp từ đơn

Bếp từ đơn là loại có một vùng nấu, kiểu dáng nhỏ gọn phù hợp với không gian bếp có diện tích hạn chế. Kích thước bếp từ đơn khoảng 27 x 35.5 x 6.5cm, sẽ có sự thay đổi giữa các thương hiệu. Tuy kích thước nhỏ nhưng bếp từ một vùng nấu vẫn được tích các chức năng nấu nướng cần thiết, đáp ứng tốt nhu cầu nấu nướng hàng ngày.

Bếp từ đơn phù hợp với nhu cầu sử dụng của người sống một mình, nhu cầu nấu không nhiều, sinh viên hoặc thuận tiện cho chuyến du lịch cần đem theo.

1.2. Kích thước bếp từ đôi - 2 vùng nấu

Bếp từ đôi có 2 vùng nấu, đem đến sự tiện lợi cho khách hàng muốn nấu nướng nhiều món cùng lúc. Đây cũng chính là dòng bếp được khách hàng sử dụng phổ biến và thích hợp với các hộ gia đình từ trên 3 thành viên trở lên.

Kích thước bếp từ đôi âm dao động khoảng 730 x 430 x 60mm, không chiếm nhiều diện tích trong căn bếp để việc nấu nướng nhanh chóng và tiết kiệm thời gian. Tuy nhiên, tùy thuộc vào mẫu bếp cụ thể mà bếp từ đôi kích thước có thể thay đổi. Vì vậy, bạn cần đến trực tiếp cửa hàng để được tư vấn kích thước thi công phù hợp.

Bếp từ đôi kích thước phù hợp với diện tích bếp rộng rãi

1.3. Kích thước bếp từ 3 vùng nấu

Bếp điện từ 3 vùng nấu thường được thiết kế dạng lắp âm hiện đại để tiết kiệm diện tích sử dụng và cho phép người dùng nấu nướng nhiều món ăn cùng lúc. Loại bếp này là người bạn đồng hành, hỗ trợ đắc lực trong việc bếp núc, phù hợp với gia đình đông thành viên. Thông thường, kích thước bếp từ 3 vùng nấu chia thành 02 dạng như sau:

  • Bếp từ 3 vùng nấu dạng vuông kích thước 600 x 520mm.
  • Bếp từ 3 vùng nấu dạng hình chữ nhật kích thước khoảng 730 x 350mm.

Dòng bếp này được tích hợp nhiều chức năng thông minh như khóa điều khiển bảo vệ người dùng khi sử dụng hoặc hẹn giờ để nâng cao năng suất chế biến thực phẩm.

1.4. Kích thước bếp từ 4 vùng nấu

Bếp từ 4 vùng nấu sẽ là lựa chọn lý tưởng cho các gia đình có không gian bếp rộng rãi và nhu cầu nấu nướng đa dạng. Với khả năng chế biến đồng thời 4 món ăn, loại bếp này tiết kiệm thời gian và đem đến sự tiện lợi tối đa cho người dùng trong việc nấu nướng.

Bếp từ 4 vùng nấu có hai dạng thiết kế chính là dạng vuông và dạng chữ nhật, phù hợp với từng phong cách bếp. Kích thước bếp từ 4 vùng nấu từng dạng như sau:

  • Dạng vuông: Khoảng 592 x 522 mm
  • Dạng chữ nhật: Kích thước phổ biến như 900 x 350 mm hoặc 816 x 527 mm
  • Nếu bạn yêu thích sự tối giản, hãy chọn bếp từ 4 vùng nấu dạng vuông. Trường hợp bạn mong muốn không gian bếp độc đáo và phá cách thì dạng chữ nhật sẽ phù hợp.

1.5. Kích thước bếp từ đa điểm nấu

Bếp từ đa điểm nấu là dòng bếp hiện đại bậc nhất, đem đến cho người dùng trải nghiệm nấu ăn linh hoạt và tiện nghi tối đa. Được thiết kế với nhiều vùng nấu, loại bếp này đặc biệt phù hợp với những gia đình đông thành viên hoặc có nhu cầu nấu nướng cao.

Kích thước phổ biến của loại bếp này như sau:

 

Mặt bếp:

  • Chiều ngang: 60.6 – 91.6 cm

Chiều dọc: 40 – 52 cm

  • Chiều cao: 5 – 6.5 cm

Kích thước lỗ khoét (âm bàn):

  •  Chiều ngang: 56 – 88 cm
  •  Chiều dọc: 49 – 50 cm

Hầu hết các sản phẩm bếp này đều được tích hợp cảm biến tự động nhận diện vùng nấu, để tối ưu hóa công suất và tiết kiệm điện năng. Tuy nhiên, để đảm bảo bếp hoạt động ổn định và an toàn, kích thước lỗ khoét cần được chuẩn bị chính xác theo khuyến nghị theo nhà sản xuất.

2. Cách chọn kích thước bếp từ phù hợp với không gian bếp

Để chọn kích thước bếp từ phù hợp với không gian bếp, đặc biệt là bếp từ đôi kích thước, bạn nên cân nhắc một số yếu tố quan trọng mà Comfee chia sẻ sau đây.

Xác định nhu cầu sử dụng: 

Hãy xác định xem nhu cầu nấu nướng của gia đình bạn với tần suất nhiều hay ít. Nếu thường xuyên nấu nhiều món cùng lúc, bạn ưu tiên chọn bếp từ có từ 02 vùng nấu trở lên. Ngược lại, bếp đơn sẽ phù hợp với đối tượng nấu ăn đơn giản để tiết kiệm không gian và điện năng hơn.

Lựa chọn kích thước bếp từ:

Kích thước bếp từ rất đa dạng, tùy theo thương hiệu và loại thiết bị nào. Do đó, bạn cần đọc kỹ các thông tin mô tả sản phẩm hoặc đến trực tiếp cửa hàng để được tư vấn chi tiết. Bếp từ phù hợp với không gian bếp sẽ đem đến tính thẩm mỹ cao và giúp việc nấu nướng nhanh chóng, tiện lợi hơn.

Không gian lắp đặt:

Trước khi mua, bạn nên đạc kỹ lưỡng khu vực đặt bếp để đảm bảo kích thước phù hợp. Trường hợp bàn bếp đã có lỗ khoét sẵn, hãy ưu tiên chọn bếp có kích thước tương ứng để dễ dàng lắp đặt. Nếu hạn chế về không gian thì có thể chọn bếp âm bàn để tối ưu hóa diện tích.

Thiết kế và tính năng

Ngoài kích thước, thiết kế của bếp từ cần hài hòa với không gian bếp để tăng tính thẩm mỹ. Hơn nữa, các tính năng như điều chỉnh nhiệt độ chính xác, hẹn giờ và khóa an toàn cũng cần được ưu tiên chọn để đáp ứng nhu cầu sử dụng mỗi ngày.

Thương hiệu và chất lượng

Một kinh nghiệm mua bếp từ bạn cần lưu ý đó là chọn sản phẩm từ thương hiệu uy tín để đảm bảo chất lượng và độ bền. Bạn tham khảo các sản phẩm bếp từ Comfee - thương hiệu uy tín từ Châu Âu. Sản phẩm không chỉ chất lượng mà Comfee còn đem đến chính sách bảo hành và hậu mãi hấp dẫn.

 

3. Lưu ý lắp đặt kích thước bếp điện từ âm

Lắp đặt bếp điện từ âm cần đảm bảo tính thẩm mỹ và đáp ứng đúng các  tiêu chuẩn kỹ thuật để đảm bảo an toàn và hiệu suất hoạt động tối ưu. Comfee chia sẻ một số lưu ý quan trọng như sau:

  • Kích thước lỗ khoét chính xác
  • Kích thước lỗ khoét phải được chuẩn bị đúng theo thông số kỹ thuật thiết bị để việc lắp đặt thuận lợi. 
  • Chiều ngang: Từ 56 – 88 cm, tùy vào số lượng vùng nấu.
  • Chiều dọc: Khoảng 49 – 52 cm.
  • Độ sâu tối thiểu: Từ 6 – 8 cm, đảm bảo đủ không gian cho bộ phận kỹ thuật của bếp.
  • Đảm bảo hệ thống thông gió
  • Bếp từ âm cần có khoảng trống để tản nhiệt hiệu quả nhằm tránh tình trạng quá nhiệt gây hư hỏng. Khoảng cách từ mặt đáy bếp đến tủ dưới nên từ 10 – 15cm hoặc theo hướng dẫn nhà sản xuất. Nếu tủ bếp kín, bạn có thể ưu tiên bố trí thêm lỗ thoáng khí ở mặt tủ để tăng khả năng làm mát.
  • Lắp đặt ổ điện an toàn

Bạn cần lưu ý như sau: 

  • Sử dụng ổ cắm chuyên dụng chịu tải cao. 
  • Dây điện cần có tiết diện phù hợp (ít nhất 2.5 mm²) để đảm bảo dòng điện ổn định. 
  • Tránh đặt ổ cắm ngay dưới bếp để giảm nguy cơ cháy nổ nếu có sự cố rò rỉ nước. 
  • Khoảng cách với thiết bị khác
  • Cần đảm bảo việc đặt bếp từ giữ khoảng cách tối thiểu 15 – 20cm với các thiết bị dễ bị ảnh hưởng bởi nhiệt như tủ lạnh, lò vi sóng. Ngoài ra, không đặt bếp gần nguồn nước hoặc nơi dễ bị bắn nước để tránh nguy cơ chập điện.
  • Khoảng cách giữa mặt bếp từ và máy hút mùi nên tối thiểu 76cm để đảm bảo việc hút mùi diễn ra thuận lợi.

Lắp bếp điện từ âm đúng cách giúp tăng tuổi thọ và đảm bảo an toàn tuyệt đối trong quá trình sử dụng. Bạn hãy nên tuân thủ hướng dẫn từ nhà sản xuất và nhờ đến sự hỗ trợ của kỹ thuật viên nếu cần thiết nhé.

Khoảng cách tối thiểu giữa bếp từ với máy hút mùi nên từ 76cm

Trên đây là các kích thước bếp điện từ đơn, đôi, ba vùng nấu hoặc đa điểm nấu mà Comfee đã tổng hợp. Hiểu rõ các thông số bếp từ đôi kích thước giúp bạn dễ dàng lựa chọn sản phẩm phù hợp với không gian bếp của mình và tăng tính thẩm mỹ hơn. Với các sản phẩm bếp từ Comfee, thông số kích thước đều được Comfee đăng tải rõ ràng trên website hoặc bạn có thể liên hệ với nhân viên tư vấn để được hỗ trợ tận tình nhé.