Máy lạnh là thiết bị cần thiết trong cuộc sống hiện đại để đem không gian sống mát mẻ và thoải mái cho người dùng. Việc hiểu rõ cấu tạo và nguyên lý hoạt động của điều hòa sẽ giúp cho bạn thuận tiện hơn trong việc sử dụng. Hãy cùng Comfee tìm hiểu cấu tạo máy điều hòa nhiệt độ và chức năng cụ thể của từng bộ phận ở nội dung sau đây nhé.
1. Cấu tạo của điều hòa hiện nay
Cấu tạo của máy điều hòa nhiệt độ trên thị trường hiện nay gồm các bộ phận như sau:
- Dàn lạnh: Bên trong gồm các ống đồng được uốn thành nhiều lớp và đặt trong dàn lá nhôm dày. Cấu tạo của dàn lạnh sẽ có tác dụng hấp thụ nhiệt trong phòng giúp môi chất lạnh cung cấp ra bên ngoài. Một số bộ phận nhỏ trong dàn lạnh gồm: mặt nạ, lưới lọc, cảm biến hoạt động, cánh đảo gió,...
- Dàn nóng: Cấu tạo tương tự như dàn lạnh nhưng chức năng của dàn nóng là xả nhiệt ra bên ngoài môi trường khi môi chất lạnh đã được hấp thụ nhiệt ở dàn lạnh.
- Lốc máy lạnh: Được gọi là máy nén, nhiệm vụ chính là hút chân không trong dàn lạnh rồi nén gas thành dạng lỏng bên trong dàn nóng. Quá trình này sẽ giúp xả nhiệt hiệu quả nhất.
- Quạt dàn lạnh: Thông qua dàn lạnh mà quạt này sẽ tạo ra luồng không khí lưu thông liên tục để hấp thụ nhiệt tốt hơn. Trường hợp quạt dàn lạnh vận hành không ổn và không ổn định thì điều hoà sẽ không làm mát được.
- Quạt dàn nóng: Nhiệm vụ của bộ phận này là thổi không khí để xả nhiệt ra môi trường bên ngoài tốt nhất.
- Van tiết lưu: Để tản nhiệt, bộ phận này tiến hành hạ áp gas sau khi qua dàn nóng, lúc này gas tiếp tục qua van tiết lưu ở dạng khí với áp suất và nhiệt độ thấp.
- Ống dẫn gas: Được làm bằng đồng, có khả năng chịu áp suất và nhiệt độ cao cũng như không bị oxy hoá. Nhiệm vụ chính là dẫn gas từ dàn lạnh đến dàn nóng.
- Bảng điều khiển: Là bộ phận điều hành và kiểm soát tất cả hoạt động của máy lạnh.
- Tụ điện: Bộ phận này giúp động cơ điện của máy nén khởi động.
Bên cạnh các bộ phận trên thì điều hoà còn những bộ phận như khung vỏ, máng nước, bộ phận an toàn, cảm biến nhiệt,...
Điều hòa Inverter Comfee CFS-10VDGF-V có bộ phận cơ bản như dàn lạnh, dàn nóng, quạt tản nhiệt,... như các sản phẩm khác
2. Nguyên lý hoạt động của điều hòa dòng 1 chiều và 2 chiều
Để đáp ứng nhu cầu sử dụng của người thì điều hoà đã có những bước cải tiến, gồm có 02 dòng là điều hoà 1 chiều và điều hoà 2 chiều.
Nguyên lý hoạt động của điều hòa 1 chiều và 2 chiều có sự khác nhau. Nhưng điểm chung là đều dựa vào nguyên lý trao đổi nhiệt giữa chất làm lạnh và không khí bên trong phòng.
Nguyên lý hoạt động của điều hòa dòng 1 chiều gồm các bước như sau:
- Bước 1: Máy nén tiến hành nén và đẩy môi chất làm lạnh ở trạng thái áp suất và nhiệt độ cao vào dàn ngưng tụ.
- Bước 2: Môi chất làm lạnh tiến hành trao đổi nhiệt để chuyển sang thể lỏng tại dàn ngưng tụ.
- Bước 3: Sau khi qua van tiết lưu, môi chất làm lạnh chuyển đổi trạng thái dưới nhiệt độ và áp suất thấp rồi đi đến dàn lạnh.
- Bước 4: Môi chất làm lạnh ở trạng thái thể lỏng bên trong dàn lạnh sẽ hạ nhiệt độ trong căn phòng. Quạt gió tiến hành hút không khí vào bên trong dàn lạnh. Tiếp đến, nhờ có môi chất lạnh mà đẩy không khí mát này ra ngoài.
- Bước 5: Sau khi trao đổi nhiệt với môi trường, môi chất lạnh chuyển về thể khí khi máy nén hút về.
Các bước kể trên sẽ được lặp đi lặp lại liên tục để đảm bảo đem đến không khí thoáng mát và không gian dễ chịu cho người dùng.
Nguyên lý hoạt động của điều hòa dòng 2 chiều cũng tương tự. Tuy nhiên, khi sử dụng chức năng sưởi ấm mùa đông thì dàn lạnh trong phòng chuyển thành dàn nóng để sưởi ấm không khí. Còn dàn nóng bên ngoài trời sẽ chuyển thành dàn lạnh với nhiệm vụ hấp thụ nhiệt bên ngoài đưa vào phòng.
Nguyên lý hoạt động của điều hòa dựa trên nguyên lý trao đổi nhiệt
3. Các lưu ý khi lắp đặt và sử dụng điều hòa
Việc lắp đặt và sử dụng điều hòa đúng cách sẽ giúp thiết bị vận hành hiệu quả, mượt mà cũng như đảm bảo tiết kiệm điện năng tối ưu và bảo vệ người dùng. Hãy cùng Comfee lưu ý một số điều sau đây.
*Khi lắp đặt điều hoà:
- Chọn vị trí lắp đặt dàn lạnh và dàn nóng thích hợp
- Dàn lạnh nên được lắp đặt trên cao, tránh ánh nắng trực tiếp và gần ổ điện. Hạn chế sắp xếp dàn lạnh ở gần cửa ra vào hoặc nơi có nhiều gió lùa vào.
- Dàn nóng: Ưu tiên lắp đặt tại nơi thoáng mát, hạn chế tiếp xúc trực tiếp với mưa nắng và có khoảng cách thích hợp với những vật cản xung quanh khác.
- Bố trí đường ống dẫn gas kín: Điều này hạn chế tình trạng rò rỉ gas, làm giảm hiệu suất làm mát và gây nguy hiểm đến tính mạng người dùng.
- Cần kiểm tra kỹ lưỡng trước khi hoạt động: Bạn nên kiểm tra kỹ ống dẫn, các bộ phận khác trước khi cho điều hoà vận hành.
- Việc lắp đặt điều hoà cần có bộ phận kỹ thuật dày dặn kinh nghiệm và chuyên môn. Do đó, bạn nên nhờ thợ để đảm bảo quá trình lắp đặt được thực hiện đúng kỹ thuật.
*Khi sử dụng điều hoà:
- Thường xuyên vệ sinh máy lạnh: Bạn nên làm sạch lưới lọc, cánh quạt, ống thoát nước 2 - 4 tuần/lần. Điều này đảm bảo loại bỏ bụi bẩn giúp không khí lưu thông dễ dàng, và gia tăng hiệu suất làm mát cho không gian phòng.
- Điều chỉnh nhiệt độ phù hợp: Nhằm tiết kiệm điện năng tiêu thụ và bảo vệ sức khỏe người dùng, bạn nên thiết lập nhiệt độ của máy lạnh cao hơn nhiệt độ môi trường bên ngoài từ 5 - 10 độ C.
- Sử dụng tính năng hẹn giờ: Bạn chọn sản phẩm có tính năng hẹn giờ bật/tắt điều hoà như điều hòa thông minh Comfee. Điều này giúp bạn có thể hẹn giờ mở hoặc tắt trước khi đi ngủ hoặc ra khỏi phòng để tiết kiệm năng lượng tối ưu.
- Bảo dưỡng định kỳ: Để kéo dài tuổi thọ và đảm bảo thiết bị vận hành ổn định thì bạn nên bảo dưỡng điều hòa 6 tháng/lần.
Thường xuyên vệ sinh điều hoà để tăng khả năng làm mát
Như vậy, Comfee đã chia sẻ chi tiết về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của điều hòa. Việc nắm cơ bản về điều hòa thông minh sẽ giúp việc sử dụng của bạn trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn.
Bạn có thể liên hệ đến Comfee Việt Nam thông qua trang Facebook/Zalo OA nếu đang cần tư vấn sản phẩm điều hòa không khí Comfee.
Ngoài ra, bạn có thể đến tham khảo trực tiếp sản phẩm tại các siêu thị điện máy trên toàn quốc. Những sản phẩm điều hoà Comfee được bảo hành chính hãng trong 02 năm bởi công ty Toshiba Việt Nam.